Đặc sản Hậu Giang ở Hậu Giang - TripHunter

Đặc sản Hậu Giang

Tổng quan

Giới thiệu về Đặc sản Hậu Giang

Bánh pía Sóc Trăng
Bánh pía có nguồn gốc từ người Minh Hương. Pía có nghĩa là bánh. Bánh được làm bằng bột mì, sầu riêng, lòng đỏ trứng và thành phần hương liệu như sầu riêng, khoai môn, lòng đỏ trứng muối,… Lớp vỏ lụa ngoài cùng mỏng dính, tróc đều; nhân bánh vàng ươm, dẻo mềm với lòng đỏ hột vịt muối béo, bùi, không bị vỡ ra khi cắt bánh. Chính vị ngọt thanh và hương thơm nguyên chất của trái sầu riêng tạo ra hương vị đặc trưng riêng cho loại bánh này.

Bánh cóng
Bánh cóng (hay bánh cống) được làm từ thịt heo bằm nhuyễn với bột gạo và một số nguyên liệu. Gạo làm bánh phải là gạo ngon, xay thành bột nước, thêm đậu xanh hấp chín, nhân được làm từ thịt nạc heo, tôm tươi hấp, bánh được đổ trong khuôn gọi là cóng, chiên cho chín vàng, nóng sốt, giòn rụm quyện hương thơm bùi béo của đậu xanh với nước chấm chua ngọt nơi đầu lưỡi, ăn hoài mà không biết ngán.

Bánh ống lá dừa
Đây là món ăn vặt của người Khmer nhưng đã trở thành món ăn quen thuộc của mọi người dân miền Tây. Tên gọi bánh ống lá dừa xuất phát do bánh làm trong khuôn hình trụ, dài khoảng 10-15cm, nhân gồm bột gạo nếp, dừa nạo, lá dứa và vừng. Bánh ngon nhất khi ăn nóng, có mùi thơm ngào ngạt của lá dứa và vừng cùng vị beo béo của gạo nếp hòa với dừa.

Bánh in
Đây là lễ vật người dân Khmer dâng lên thần Mặt Trăng vào dịp rằm tháng 8 và trong lễ hội Ooc-Om-Bok để cảm ơn Người đã ban cho họ sức mạnh, mùa màng tươi tốt. Bánh được làm từ gạo nếp, nước cốt dừa và đường cát. Vị béo của nước cốt dừa hòa với vị ngọt của đường, cộng thêm mùi thơm của gạo nếp xay, tuy đơn giản nhưng rất thơm ngon.

Khô trâu Thạnh Trị
Ngày xưa, trâu rừng nhiều vô kể. Người dân thời đó nghĩ ra cách bẫy, bắt trâu rừng để ăn thịt, ăn không hết thì lát thành những miếng mỏng, ướp gia vị vào rồi đem phơi. Khô trâu Thạnh Trị thơm lừng vị sả, có mùi thịt đặc trưng. Cách chế biến ngon nhất là nướng khô, chấm với nước mắm me chua ngọt kèm đĩa dưa chua và vài lon bia.

Bún tiêu 
Tên gọi của món ăn bắt nguồn từ nước lèo được ninh từ nước dừa tươi, xương heo và thịt đậm vị tiêu nên vừa có vị ngọt dịu lại cay cay. Bát bún đơn giản với một chút bún, rau thơm, giá chần, thịt bắp giò,... thêm chút tiêu ấm nồng, món ăn vô cùng ngon miệng.

Mè láo
Nguyên liệu làm mè láo gồm khoai môn, bột nếp, mè và đường mạch nha. Bột nếp mới thơm dẻo được trộn với những lát khoai môn, quết đều rồi phơi dưới nắng, sau đó chiên trong dầu sôi cho đến khi chín thì vớt ra, lăn vào mè đã được rang chín. Mè láo rất giòn, xốp, béo bùi và thơm ngon, đã góp phần tôn vinh truyền thống ẩm thực vốn có của cư dân nơi đây.

Bún nước lèo
Muốn nấu nước lèo người ta phải có nguyên liệu chính là mắm bò hóc - loại mắm làm bằng nhiều loại cá hỗn hợp. Khi nấu, người đầu bếp phải chuẩn bị kỹ từng khâu chế biến từ bún, nước lèo, nước chấm đến rau tươi mới có thể làm ra một tô bún ngon. Tô bún được bày ra phải có nước dùng trong, thịt cá trắng phau, huyết mềm, thịt heo quay giòn rụm, rau sống tươi xanh và chén nước mắm ớt đỏ tươi. Nhiều người còn ăn món này kèm với chả giò chiên, bánh cống hoặc bánh giá.

Bún gỏi già
Bún gỏi già có thành phần như bún nước lèo gồm bún, thịt heo quay, cá lóc hấp, rau sống. Tuy nhiên nước lèo bún đậm đà với mùi vị tương xay được nấu từ xương heo hầm chung tép đất, tương xay trộn với đậu phộng rang và tỏi phi. Nếu đã quá quen thuộc với bún nước lèo, bún mắm hay bún tiêu thì bạn hãy thử đổi mới thưởng thức bún gỏi già khi có dịp đến Sóc Trăng.

Cháo cá lóc rau đắng
Cháo là hỗn hợp vị thơm bùi của gạo lúa mùa, vị ngọt của cá tự nhiên, vị đắng của rau cộng thêm gia vị. Cá lóc đồng thơm ngọt, rau giòn giòn đắng đắng, thêm vị nước mắm đậm đà, chua thanh của chanh kèm vị nồng của ớt, tất cả hoà quyện nhau, ăn rất thú.

Mì sụa
Mì được làm từ đậu nành, có màu vàng óng. Sau khi luộc chín, mì được xào chung với các loại rau, nấm, hải sản và thịt, nêm gia vị hơi ngọt, ăn kèm nước tương hoặc nước mắm. Ngoài ra, người ta còn chế biến mì sụa thành món chè, ăn cùng với trứng gà luộc rất độc đáo.

Lạp xưởng
Đầu tiên, người ta lấy mỡ heo cắt hạt lựu, trộn với đường, rồi đem phơi nắng trong 1 ngày. Sau đó, trộn mỡ heo phơi nắng với thịt nạc xay và rượu Mai Quế Lộ, cho tiêu hột, tiêu xay, muối vào trộn đều thêm lần nữa. Đến khi ruột heo khô thì cắt đoạn khoảng 18-20cm, rửa qua với rượu trắng, nhồi thịt vào ruột, dùng dây buộc lại. Cuối cùng, đem lạp xưởng trụng sơ qua nước ấm và phơi nắng khoảng 4 ngày là có thể dùng được. Lạp xưởng có thể đem chiên, nướng, ăn kèm với cơm trắng hoặc ăn không đều ngon.

Bánh hạnh nhân
Thành phần của bánh gồm bột hạnh nhân, bột mì, đường, muối, bột baking soda và bơ đậu phộng. Bánh nướng thơm béo, vị bùi bùi, vừa bỏ vào miệng đã mềm tan, uống kèm tách trà nóng thì ngon tuyệt. Đây là món bánh được nhiều người ưa chuộng mua để ăn hoặc làm quà biếu.

Bánh phồng tôm Quãng Trân
Bánh được làm từ bột năng hoặc bột sắn với thịt tôm, tép xay nhuyễn và tiêu xay. Khi chiên phồng lên, bánh không bị cứng hay dai mà rất giòn và xốp. Cắn một miếng, bạn sẽ nghe tiếng xừng xực, cảm giác giòn tan trong miệng kèm vị béo của bột, tôm và cay cay của tiêu. Bánh phồng tôm Quãng Trân có thể ăn không hoặc kèm với món gỏi đều rất ngon.

Mắm cá lóc Ngã Năm
Mắm cá lóc Ngã Năm được nhiều người biết đến nhờ hương vị đặc trưng của mắm, không lẫn vào đâu được. Mắm có thể xé thịt, trộn với ít chanh, ớt và gia vị để ăn sống hoặc làm nguyên liệu chế biến các món ăn đậm đà hương vị miền quê sông nước như mắm chưng hột vịt, mắm chiên, bún mắm,...  
Mắm cá lóc được bán chủ yếu trong chợ Ngã Năm, đặc biệt cửa hàng dì Sáu Bảnh (146, ấp I, thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, Sóc Trăng) là địa điểm được nhiều người bình chọn bán mắm ngon nhất. 

Kim tiền kê
Đây là món ăn của đồng bào người Hoa. Nguyên liệu làm kim tiền kê gồm lạp xưởng, thịt heo và mỡ heo. Tất cả được xắt thành miếng vuông, dày khoảng 0,5cm, ướp gia vị, sau đó đem xiên que có thể kèm ớt Đà Lạt hoặc hành tây, rồi để lên vỉ nướng trên bếp than hồng. Vì hình dáng và màu sắc mỗi xiên que như xâu kim tiền nên người Hoa gọi món này là kim tiền kê. Món này ăn kèm với bánh hỏi, bánh tráng, rau dưa và chấm nước mắm chua ngọt.

Mắm bò hóc
Đây là đặc sản nổi tiếng của người Khmer, thường dùng để đãi khách quý khi đến chơi nhà. Mắm bò hóc có nhiều loại như cá sặc, cá chốt, cá hủn hỉn,… có thể chế biến thành nhiều món ngon như bún nước lèo, canh sim lo, mắm chưng,… đều ngon.

Bò nướng xẻng
Bò được xắt mỏng, ướp tỏi, sả, ớt, đậu phộng và gia vị rồi đem nướng trên cái xẻng hay còn gọi là miếng ngói làm bằng đất sét nung. Khi nướng bò trên xẻng sẽ nghe tiếng xèo xèo của mỡ heo và mùi thơm ngào ngạt của tỏi, sả hòa quyện với mùi thịt bò, trông rất hấp dẫn, muốn ăn ngay lập tức. Món này ăn kèm với bánh tráng, bún, đĩa rau sống và chén mắm nêm. Bạn có thể tìm thấy nhiều hàng quán bán bò nướng xẻng tại huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.

Hủ tiếu cá
Nồi nước dùng được hầm từ xương heo suốt đêm, không để dầu mỡ vào để nước được trong. Cá dùng trong hủ tiếu phải là cá chẽm phi lê lấy thịt; hủ tiếu được làm từ bột gạo lúa mùa. Một tô hủ tiếu cá gồm hủ tiếu, cá, mực và cật heo, ăn kèm với xà lách, giá và rau cần, nước tương, ớt xắt, chanh hoặc tương đen, tương ớt xay.

Lẩu cháo cá khoai
Cá khoai có mình tròn, thân dài, thịt ngọt và rất mềm. Khi nấu cháo với cá khoai sẽ có hương vị đậm đà, thịt cá nhuyễn như cháo nên rất dễ ăn. Rau ăn với lẩu cháo cá khoai thường là mồng tơi, cải xanh, giá sống,… và dĩa đầu hành, tiêu xay và chén nước mắm ớt hoặc me.

Cốm dẹp
Nguyên liệu làm cốm đơn giản là nếp đầu mùa được phơi dưới nắng nhẹ buổi sáng, sau đó đem rang trên lửa rơm cho đến khi cháy sém vỏ trấu, bốc mùi thơm. Sau đó, cốm được trộn với dừa nạo để tạo ra món ăn thơm ngon, ăn mãi không chán. Đây là món ăn chơi, quà tặng quen thuộc của nhiều du khách khi đến Sóc Trăng.

Ba khía
Ba khía có nhiều cách chế biến khác nhau như ba khía ram, ba khía luộc, ba khía trộn chua ngọt, mắm ba khía hay gỏi ba khía đu đủ. Dù là món nào thì ba khía vẫn là món ngon mang dấu ấn một thời khai hoang lập ấp của người dân vùng đất này.

Bồn bồn
Bồn bồn dễ chế biến, có thể chế biến thành nhiều món như làm chua, xào tôm thịt, làm gỏi, nấu canh,... luôn có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng. 

Bánh phồng nếp
Bánh được làm từ lúa nếp dẻo thơm nấu thành xôi, giã nhuyễn trộn với đường, rồi đem phơi. Khi nướng, bánh sẽ phồng to lên và xốp đều. Đây là một trong những món quà vặt được nhiều người Sóc Trăng ưa chuộng, đặc biệt trong dịp Tết.

Bánh củ cải
Bánh củ cải là món ăn có nguồn gốc từ người Triều Châu. Món bánh này thường được làm vào dịp lễ Tết. Bánh đem đi hấp rồi mới chiên vàng, bên ngoài giòn tan, bên trong thơm nồng hương củ cải.

Đánh giá
5.0
2
Đăng nhập để đánh giá và bình luận
Tuyệt vời
100.0%
Rất tốt
0.0%
Trung bình
0.0%
Xấu
0.0%
Rất tệ
0.0%
Đăng nhập để đánh giá và bình luận

Thông tin

Đang cập nhật giờ đóng mở cửa

Những địa điểm lân cận

Các khách sạn lân cận

Các nhà hàng lân cận

Các hoạt động giải trí lân cận